Nhạc lý cơ bản: Bài 3 – Cấu tạo hợp âm ba (triads)

1. HỢP ÂM BA LÀ GÌ?

Hợp âm là tập hợp các âm thanh được sắp xếp theo trật tự nhất định.

Hợp âm ba gồm ba âm thanh sắp xếp theo quãng ba.

Có bốn dạng hợp âm ba được cấu tạo từ những quãng ba trưởng và ba thứ:

1. Hợp âm ba trưởng (ký hiệu M) gồm một quãng ba trưởng và một quãng ba thứ, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm đúng.

2. Hợp âm ba thứ (ký hiệu m) gồm một quãng ba thứ và một quãng ba trưởng, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm đúng.

3. Hợp âm ba tăng (ký hiệu aug) gồm hai quãng ba trưởng, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm tăng.

4. Hợp âm ba giảm (ký hiệu dim) gồm hai quãng ba thứ, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm giảm (triton).

Âm gốc (còn gọi là âm dưới) của hợp âm gọi là âm một ,  âm thứ hai (hoặc âm giữa) gọi là âm ba , âm thứ ba (âm trên hoặc âm ngọn) gọi là âm năm

THỂ CƠ BẢN (THỂ NỀN) VÀ THỂ ĐẢO CỦA HỢP ÂM BA

Khi các âm của hợp âm ba được sắp xếp theo quãng ba, âm một được xếp dưới cùng thì cách xếp ấy gọi là thể cơ bản (thể nền).

Khi trật tự các âm của hợp âm ba thay đổi, khiến âm ba hoặc âm năm được xếp dưới cùng thì cách sắp xếp ấy gọi là thể đảo.

Hợp âm ba có hai thể đảo:

– Thể đảo một: âm ba được xếp dưới cùng, âm một được chuyển lên một quãng tám đúng, giữa âm baâm một tạo thành một quãng 6. Vì vậy, thể đảo một còn được gọi là hợp âm sáu.

– Thể đảo hai: âm năm được xếp dưới cùng, âm mộtâm ba chuyển lên một quãng tám đúng. Giữa âm nămâm một tạo thành một quãng bốn đúng, giữa âm nămâm ba tạo thành một quãng sáu. Vì vậy, thể đảo hai còn được gọi là hợp âm bốn – sáu (ký hiệu 6/4).

2. CẤU TẠO CÁC LOẠI HỢP ÂM BA

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*